HCM · HANOI028-3622-7770 Trải nghiệm miễn phí 無料体験お申込み
Bài học số 6 – tháng 6/2020: Khả năng cư xử xã hội
2020.06.07 Blog
Chủ đề của tháng này là ” Khả năng cư xử xã hội “
Khả năng cư xử xã hội là việc tuân thủ phép tắc, quy định của xã hội.
Chẳng hạn như bé không thể chào hỏi, không thể tuân thủ thời gian, không thể dọn dẹp những gì mình đã sử dụng…
Thì những người như vậy sẽ không thể thành công trong xã hội.
Để có thể thành công khi bước ra xã hội thì cần phải có khả năng tuân thủ những quy định của tổ chức và năng lực hợp tác với những người xung quanh.
Ở Amitie với mong muốn có thể giúp trẻ có được năng lực đó thông qua bóng đá.
Ví dụ, trước và sau khi luyện tập sẽ phải chào thầy cô, ba mẹ,
Tự mình dọn dẹp những vật dụng đã sử dụng trong lúc luyện tập và những điều đó sẽ được thực hiện triệt để.
Bằng cách này, Amitie sẽ giúp trẻ hình thành thói quen giữ đúng phép tắc quy định xã hội.
Thông qua thể thao, Amitie nuôi dưỡng tâm hồn, và giúp trẻ thành công trong tương lai.
KHẢ NĂNG NHÌN NHẬN BẢN THÂN|6 năng lực cần thiết để thành công
2020.05.25 Blog
Hôm nay tôi nói về năng lực cần thiết để trẻ thành công | ||||
KHẢ NĂNG NHÌN NHẬN BẢN THÂN | ||||
KHẢ NĂNG NHÌN NHẬN BẢN THÂN là gì? Hơi khó hiểu một chút, | ||||
cụ thể là | ||||
khi làm tốt một việc gì đó, | ||||
suy nghĩ lý do vì sao mình làm tốt, làm thế nào để phát huy tiếp | ||||
khả năng suy nghĩ đươcj như vậy | ||||
Hay như khi làm không tốt việc gì đó, | ||||
không đổ lỗi cho hoàn cảnh | ||||
“không không không tại bị bởi vì…” | ||||
không đổ lỗi cho người khác “lỗi tại người đó” | ||||
khả năng suy nghĩ xem bằng sức mình có thể làm gì để việc đó tốt hơn. | ||||
Đây chính là khả năng nhìn nhận bản thân | ||||
Khả năng nhìn nhận bản thân… | ||||
Ví dụ các bạn có gặp tình huống như vầy không? | ||||
Các bạn làm kinh doanh | ||||
thì trong công việc với cấp dưới, | ||||
Hay các bạn ở vị trí cao nhất định trong công ty, | ||||
cũng sẽ phải giao việc cho cấp dưới. | ||||
Và kết quả làm việc của cấp dưới, không tốt | ||||
Rồi bạn bảo “em chỗ này chỗ này chỗ này phải sửa lại!” | ||||
Cấp dưới đi ra chỗ khác khuất mắt bạn, | ||||
Sau đó bạn này đi ca thán với đồng nghiệp | ||||
“Cái ông đó chẳng hiểu gì, tao làm tốt như vậy rồi mà còn” | ||||
Bạn có gặp phải tình huống như vậy? | ||||
Các bạn tức đúng không . | ||||
Tôi thỉnh thoảng cũng gặp chuyện như vậy, | ||||
và cũng thấy tức | ||||
Hay các bạn có gặp chuyện như vầy? | ||||
Chắc các bạn nhiều người có con phải không | ||||
Ví dụ, con thi xong có kết quả | ||||
và con vui vì kết quả tốt | ||||
trong lần tới con nói là muốn tiếp tục được điểm cao | ||||
vậy mà gần tới ngày thi con chẳng học hành gì | ||||
Lúc này các bạn sẽ nhắc con kiểu như | ||||
“Gần thi rồi, con không học gì như vậy có được không?” | ||||
Khi các bạn nhắc vậy, | ||||
con trả lời “Dạ, không sao ạ. Chuyện nhỏ chuyện nhỏ” | ||||
Nói vậy nhưng kết quả thi điểm thấp lè tè. | ||||
Các bạn có gặp phải tình huống này? | ||||
Các bạn thấy như vậy thì khả năng nhìn nhận bản thân có cao không? | ||||
hay thấp? các bạn nghĩ sao? | ||||
Ví dụ tôi đưa là khả năng nhìn nhận bản thân thấp. | ||||
Khả năng này thấp, | ||||
thì tuyệt đối không thể thành công trong công ty được. | ||||
Vậy, các bạn có muốn con nâng cao khả năng nhìn nhận bản thân này? | ||||
Con của các bạn | ||||
làm thế nào để con nâng cao khả năng nhìn nhận bản thân này? | ||||
Tôi sẽ nói cách làm. | ||||
Bây giờ tôi giối thiệu về | ||||
2 việc quan trọng để nuôi dưỡng khả năng này | ||||
Số 1 | ||||
Các bạn hãy ý thức việc cho trẻ giao tiếp nhiều cộng đồng khác nhau | ||||
cụ thể là | ||||
Con đi học ở trường? | ||||
con có bạn học cùng trường | ||||
Nhưng, đừng chỉ có cộng đồng này không, | ||||
Ví dụ, Bạn bè ở cộng đồng CLB, đội thể thao | ||||
Bạn bè ở lớp học thêm | ||||
Tạo thời gian cho con tiếp xúc với họ hàng, | ||||
Hãy cho trẻ giao tiếp với nhiều nhóm cộng đồng khác nhau | ||||
Hãy tăng kinh nghiệp giao tiếp như vậy cho trẻ | ||||
Lý do tại sao điều này quan trọng | ||||
Bởi khi tiếp xúc với nhiều người, | ||||
Ví dụ, kinh nghiệm cãi nhau với bạn, | ||||
kinh nghiệm cùng người khác làm một việc gì đó, | ||||
việc giao tiếp này tạo nhiều tình huống phong phú cho trẻ | ||||
Những khi làm tốt, | ||||
làm sao để lần tới phát huy được hơn nữa | ||||
những khi không tốt. | ||||
Ví dụ như khi cãi nhau với bạn, | ||||
làm sao để có thể làm hoà, | ||||
khi cãi nhau, mình có cái gì sai? | ||||
tiếp xúc với nhiều người sẽ tạo những kinh nghiệm này. | ||||
Giao tiếp sẽ kết nối với những tình huống như vậy | ||||
Nên hãy cho con tiếp xúc với nhiều công đồng khác nhau. | ||||
Các bạn nhớ nhé. | ||||
Việc thứ 2 | ||||
Khi trẻ làm việc gì đó | ||||
làm thế nào để làm tốt ? | ||||
làm thế nào để không thất bại ? | ||||
Lúc này các bạn hãy hỏi để con biết tự mình suy nghĩ | ||||
Các bạn tạo thói quen này cho trẻ nhé! | ||||
Con thường có nhiều hoạt động. | ||||
Ví dụ, con chơi PS 🙂 | ||||
chơi thua, con ném luôn tay cầm | ||||
Có lúc nào vậy không ạ | ||||
Khi đó, các bạn đừng chỉ mắng con | ||||
“con không được ném tay cầm như vậy” | ||||
mà sau câu | ||||
“con không được ném tay cầm” hãy thêm vào, | ||||
“Con tức vì chơi không tốt đúng không? | ||||
Vậy làm sao để con chơi tốt hơn? | ||||
Con thử suy nghĩ xem? | ||||
Việc nhắc trẻ điều này cực kỳ quan trọng, | ||||
Nên lúc con làm không tốt, | ||||
phải tự mình làm gì để cải thiện? | ||||
Không đổ lỗi cho người cho hoàn cảnh, | ||||
bản thân mình có thể làm được gì? | ||||
Hãy nhắc để trẻ dần có được thói quen tự mình suy nghĩ. | ||||
Ba mẹ Việt Nam thì rất hiền. Tôi biết. | ||||
Con mình bé bỏng. Mình muốn bảo vệ con. | ||||
Tôi hiểu cảm giác của ba mẹ. | ||||
nhưng đừng chỉ nói những lời an ủi nhẹ nhàng với con, | ||||
dạy cho con bài học | ||||
“làm như thế nào sẽ tốt hơn” cũng quan trọng. | ||||
Ví dụ, con học hành chăm chỉ để mong điểm cao, | ||||
nhưng kết quả không được. | ||||
rồi con khóc, | ||||
Lúc này các bạn nói gì? | ||||
Để an ủi con các bạn sẽ muốn nói | ||||
“Không phải lỗi của con” đúng không. | ||||
Các bạn nói vậy cũng được. | ||||
Nhưng thêm như vầy, | ||||
“không phải lỗi của con, | ||||
nhưng con suy nghĩ xem tại sao kết quả lại thấp vậy? | ||||
Làm sao để tốt hơn? | ||||
Câu gợi ý này, | ||||
là cơ hội trưởng thành cho con. | ||||
điều này là chiếc cầu nối | ||||
như vậy con sẽ hình thành được khả năng nhìn nhận bản thân, | ||||
các bạn thử nhé. | ||||
Áp dụng 2 việc này, | ||||
con sẽ có khả năng nhìn nhận bản thân, | ||||
Tương lại con vững vàng là điều chắc chắn, | ||||
vì vậy từ hôm nay các bạn hãy áp dụng. | ||||
Áp dụng thực tế rất quan trọng. | ||||
các bạn hãy áp dụng ngay! | ||||
Video hôm nay kết thúc. | ||||
Thấy hay, các bạn hãy đăng ký kênh, like | ||||
“Tôi muốn nghe thêm về nội dung này” | ||||
các bạn hãy cho ý kiến như vậy nữa nhé! | ||||
Lớp học bóng đá và cheerdance của chúng tôi, | ||||
giáo dục khả năng nhìn nhận bản thân | ||||
hay khả năng lãnh đạo ở video trước | ||||
khả năng kiên trì đến cùng | ||||
Chúng tôi có quan điểm như vậy, | ||||
Ba mẹ đồng cảm với quan điểm này. | ||||
Hãy liên hệ! | ||||
Video kết thúc thật đây. | ||||
Tạm biệt mọi người. |
2020.05.18 Blog
Đây là hình ảnh văn phòng Amitie
Ở trên tường của văn phòng có ghi có 6 năng lực mà Amitie mong muốn trang bị cho các bé.
Mỗi ngày, thầy cô Amitie vẫn luôn rèn luyện “6 năng lực này, và kuoon ý thức để có thể trở thành tấm gương tốt cho trẻ.
Amitie Sports Club chúng tôi tin rằng để trẻ trở thành những nhân tài thành công trong xã hội tương lai, thì 6 năng lực này thật sự cần thiết.
Việc học ở trường rất quan trọng, nhưng chỉ như vậy thì không thể thành công trong xã hội được.
Khả năng nỗ lực cố gắng vượt qua bất kỳ khó khăn nào, hay khả năng lãnh đạo dẫn dắt tổ chức
“Sức mạnh nội tại” này là thật sự cần thiết để bé có thể thành công trong xã hội thì
Tước tiên để thầy cô luôn ý thức rèn luyện bản thân, thì những năng lực này được ghi ngay ở nơi nổi bật nhất tại văn phòng.
Amitie mục tiêu nuôi dưỡng “sức mạnh nội tại” cho trẻ,
Chúng tôi thông qua giáo dục để tạo ra tương lai thành công tương sáng cho trẻ.
Lời hứa của tháng 5 / 2020: “Nhìn lại bản thân”
2020.05.15 Blog
Chủ đề lần này là “Khả năng nhìn nhận bản thân”
Nhìn nhận bản thân là năng lực nhìn bản thân một cách khách quan rút kinh nghiệm và tự hoàn thiện.
Ví dụ, khi mình làm tốt, suy nghĩ lý do vì sao lại tốt để có thể tiếp tục làm tốt hơn nữa.
Khi làm không tốt, suy nghĩ lý do tại sao sau đó cải thiện để có thể làm được.
Để trẻ thành công trong xã hội, thì năng lực này là không thể thiếu.
Ở lớp học Amitie, thầy cô sẽ khuyến khích trẻ tự mình rút kinh nghiệm cải thiện.
Ví dụ, khi trẻ thi đấu thua và khóc,
“Con thua nên buồn đúng không. Nhưng con nghĩ xen làm sao để lần sau thắng?”
Qua việc hỏi trẻ điều này, trẻ sẽ nhìn lại việc mình đã làm và cải thiện.
Thực tế có trường hợp như thế này.
Có bé khi mới nhập học mỗi lúc thua bé hay đổ lỗi cho người khác,
thì bây giờ bé đã có thể rút kinh nghiệm cải thiện cho bản thân suy nghĩ tích cực tiếp tục cố gắng.
AMITIE thông qua thể thao, nuôi dưỡng tâm hồn trẻ.
KHẢ NĂNG KIÊN TRÌ ĐẾN CÙNG| 6 năng lực cần thiết để thành công
2020.05.13 Blog
Amitie đang có một kênh Youtube.
Kênh youtube này là nơi để thầy Kitaguchi- Giám đốc của CLB nói về cách giáo dục trẻ, hy vọng sẽ có ích đối với phụ huynh và các bé đang theo học tại Amitie.
Chủ đề của lần này là “ Khả năng kiên trì đến cùng”.
“Khả năng kiên trì đến cùng” là điều rất quan trọng đối với sự thành công trong xã hội của trẻ trong tương lai.
Ba mẹ cần phải làm gì để trang bị kỹ năng quan trọng ấy cho các bé.
Điều đó sẽ được thầy Kitaguchi tiết lộ qua video này.
Mọi người nhất định hãy xem nhé!