3 ĐIỂM LƯU Ý KHI NHẮN NHỞ TRẺ ĐỂ TRẺ TRƯỞNG THÀNH | Tin Tức & Sự Kiện|Amitie Sports Club|Lớp học bóng đá cho trẻ em
Amitie Cheer Dance Club

Amitie Sports Club

CLOSE

 

Thông báo & Blog

3 ĐIỂM LƯU Ý KHI NHẮN NHỞ TRẺ ĐỂ TRẺ TRƯỞNG THÀNH

2020.12.02 Youtube

3 Điểm lưu ý khi nhắc nhở trẻ để trẻ trưởng thành, ngoan, hiểu chuyện hơn chính là nội dung video mà cô Thanh Tình và thầy Lập chia sẻ ngày hôm nay. Ba mẹ nhất định hãy áp dụng khi dạy bé nhé !
 
❎ KHÔNG SỬ DỤNG TỪ NGĂN CẤM NHƯ “KHÔNG ĐƯỢC”, “CON HƯ QUÁ”
Trừ những lúc nguy hiểm cấp bách như khi con chạy ra đường phải ngăn ngay lập tức, thì ba mẹ hạn chế đừng nói những điều này. Bởi khi ba mẹ nói những câu mang ý nghĩ ngăn cấm này liên tiếp, não bộ của trẻ sẽ bật chế độ bị đe doạ, từ đó trẻ sẽ có xu hướng chống đối. Đối sách là hãy bắt đầu bằng sự công nhận hành động trước “Ra là con muốn như vậy à” “Mẹ hiểu rồi” để tránh não bộ của trẻ bất chế độ phản kháng, như vậy trẻ sẽ dễ tiếp nhận ý kiến từ ba mẹ hơn.
 
❎ KHÔNG CHỈ NHÌN KẾT QUẢ, NHÌN SỰ NỖ LỰC VÀ QUÁ TRÌNH
Giống như khi khen cũng vậy, ba mẹ nên tránh chỉ trích vào tính cách, hay năng lực, mà chỉ nên tập trung vào quá trình. Phê phán tính cách, năng lực, khuyết điểm sẽ khiến trẻ cảm thấy bất lực, đành chịu thôi vì khả năng của mình chỉ có vậy và trẻ không có ý muốn cải thiện nữa. Khi trẻ đi thi điểm thấp chẳng hạn, 4 điểm. Thay vì nói “Được có 4 điểm, con XXX vậy”, thì ba mẹ hãy đổi hướng sang quá trình “Kỳ kiểm tra vừa rồi con thấy mình đã có bước chuẩn bị tốt chưa? Kết quả như vậy thì con nghĩ lần sau mình sẽ làm sao để cải thiện ?”
 
❎ NÓI ĐỂ TRẺ HIỂU TÂM TRẠNG BA MẸ VÀ NÓI RÕ LÝ DO
Thay vì chỉ trích trẻ, ba mẹ hãy nói với trẻ về cảm nhận của mình và lý do tại sao ba mẹ lại cảm nhận như vậy. Khi ba mẹ nói rõ cảm nhận của mình, trẻ sẽ có thể hiểu được cảm nhận của ba mẹ qua đó hiểu được cảm nhận của người khác vì vậy mà sau này sẽ dễ xây dựng các mối quan hệ xã hội hơn. Ngược lại, khi ba mẹ lấy trẻ là mục tiêu “vì con ích kỷ nên em mới khóc đó” sẽ gây cho trẻ cảm giác bị chỉ trích, và giống như đã nói ở điều 1 trẻ sẽ bật chế độ chống đối dễ đưa ra lý do nguỵ biện cho lỗi sai của mình.

Back To Top